-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Nhân sâm có tác dụng gì, uống lúc nào & ai không nên dùng?
0 Bình luận | 05/07/2022
Nhân sâm có tác dụng gì?
Sở hữu nhiều thành phần dưỡng chất quý, nhân sâm mang đến nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe. Những công dụng của nhân sâm đã được khoa học ghi nhận bao gồm:
- Chống oxy hóa, giảm viêm:
Chiết xuất nhân sân chứa ginsenoside. Hoạt chất này có tác dụng chống oxy hóa, ngăn chặn sự phát triển của gốc tự do trong các tế bào, đồng thời ức chế phản ứng viêm trong cơ thể.
- Cải thiện tâm trạng, trí nhớ:
Thử nghiệm trên động vật cho thấy các thành phần ginsenosides và hợp chất K trong nhân sâm có thể giúp bảo vệ tế bào não khỏi tác hại của các gốc tự do, xoa dịu thần kinh, cải thiện trí nhớ. Đồng thời chúng còn có tác dụng tích cực trong việc cải thiện hành vi và nhận thức của người bị Alzheimer.
- Bổ sung năng lượng cho cơ thể:
Nhân sâm bổ sung nguồn năng lượng dồi dào cho cơ thể, giúp bệnh nhân ốm yếu và những người hoạt động thể chất nhanh chóng phục hồi sức khỏe.
Đặc biệt, một số nghiên cứu cũng tiết lộ nhân sâm có khả năng chống mệt mỏi, cải thiện hệ miễn dịch cho những bệnh nhân bị ung thư.
-
Điều trị bệnh rối loạn cương dương ở nam giới
Nhân sâm, nhất là hồng sâm là vị thuốc được y học cổ truyền sử dụng để điều trị rối loạn cương dương. Một thử nghiệm được tiến hành tại Hàn Quốc vào năm 2002 cho thấy, khoảng 60% nam giới bị rối loạn cương dương sau khi sử dụng dược liệu này đã cải thiện được các triệu chứng rõ rệt. Nó hoạt động bằng cách tăng cường lưu thông máu đến dương vật, qua đó giúp cậu nhỏ cương cứng nhanh hơn và có khả năng chiến đấu bền bỉ hơn.
- Ngăn ngừa và chống lại virus gây cảm cúm
Nghiên cứu trên chuột cho thấy nhân sâm có tác dụng ức chế sự phát triển của virus cúm hợp bào hô hấp (RSV). Chiết xuất của nó giúp các tế bào biểu mô phổi có sức sống mạnh mẽ hơn khi bị nhiễm virus cúm.
- Giảm đường huyết, hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường
Hoạt chất Ginsenosides trong nhân sâm có thể giúp hạ đường huyết bằng cách tác động đến việc sản xuất insulin ở tuyến tụy, đồng thời cải thiện tình trạng kháng isulin, hỗ trợ cải thiện các triệu chứng khó chịu cho bệnh nhân bị tiểu đường.
- Tăng cường hệ miễn dịch
Thử nghiệm trên bệnh nhân bị ung thư dạ dày, nhân sâm giúp cải thiện hệ miễn dịch cho người bệnh sau hóa trị, giảm tác dụng phụ của hóa chất.
Ngoài ra, chiết xuất nhân sâm còn giúp tăng cường hiệu quả của các loại vắc xin ngừa virus cúm.
- Ngăn ngừa ung thư là tác dụng nhân sâm không phải ai cũng biết
Ginsenosides trong nhân sâm vừa có tác dụng chống oxy, duy trì sự khỏe mạnh của các tế bào mà nó còn ngăn chặn sự phát triển của các tế bào bất thường, phòng ngừa ung thư.
- Kích thích lưu thông tuần hoàn máu, cải thiện sinh lý phái mạnh
Các hoạt chất quý trong nhân sâm giúp tăng cường lưu thông máu, ngăn ngừa sự hình thành của các mảng xơ vữa ở động mạch, mang máu đến cơ quan sinh dục nam nhiều hơn. Đàn ông sử dụng nhân sâm thường xuyên sẽ cải thiện được sức khỏe sinh lý và khả năng hoạt động tình dục.
- Cải thiện chất lượng giấc ngủ
Chiết xuất nhân sâm có khả năng xoa dịu trạng thái căng thẳng ở thần kinh, giảm căng thẳng, lo âu. Qua đó hỗ trợ điều trị mất ngủ, giúp cho người sử dụng tìm lại được giấc ngủ ngon và trọn vẹn
- Chống lão hóa, kéo dài tuổi thọ
Dùng nhân sâm trong thời gian dài còn giúp làm chậm tiến trình lão hóa, kéo dài tuổi thọ.
Dùng nhân sâm có tác dụng phụ không?
Với nhiều lợi ích tuyệt vời, nhân sâm được sử dụng rộng rãi trong việc chăm sóc sức khỏe cũng như chữa bệnh. Dù được đánh giá là an toàn đối với hầu hết mọi đối tượng nhưng nếu sử dụng nhân sâm với liều lượng cao kéo dài, bạn có thể gặp một số tác dụng phụ như:
- Rối loạn giấc ngủ
- Đau đầu
- Buồn nôn
- Xảy thai, dị tật thai nhi nếu dùng trong thời gian mang bầu
- Giảm đường huyết mạnh dẫn đến một số triệu chứng bất thường như trống ngực đập nhanh, vã mồ hôi, choáng vàng, đau đầu, giảm thị lực, run rẩy…
- Viêm mạch máu não khi dùng liều cao
- Ức chế đông máu
- Dị ứng với nhân sâm gây ngứa, phát ban, khó thở…
- Tăng huyết áp trong thời gian đầu và hạ áp ở giai đoạn sau khi sử dụng nhân sâm
- Rối loạn chảy máu
- Phù
- Làm giảm hiệu quả của thuốc chống đông máu
- Hồi hộp
- Rối loạn tiêu hóa
- Co giật
- Mê sảng cùng nhiều tác dụng phụ khác
- Sưng vú, chảy máu âm đạo ở phụ nữ
- Ngộ độc nhân sâm
Cần làm gì khi bị ngộ độc hoặc gặp tác dụng phụ khi dùng nhân sâm?
Nếu chỉ bị ngộ độc nhẹ hoặc gặp các phản ứng phụ không quá nghiêm trọng, chỉ cần ngưng dùng nhân sâm là các triệu chứng xấu sẽ từ từ thuyên giảm và biến mất. Bạn có thể nấu nước củ cải hoặc hạt củ cải uống để cơ thể đào thải độc tố nhanh hơn.
Trường hợp nặng, bấm điện thoại gọi ngay đến trung tâm cấp cứu 115 hoặc nhờ người thân đưa đến phòng cấp cứu gần nhất để được nhanh chóng xử lý. Việc chậm trễ có thể khiến tình trạng chuyển biến xấu gây nguy hiểm cho tính mạng.
Những người không nên dùng nhân sâm
Do có nhiều tác dụng phụ tiềm ẩn, bạn nên thận trọng khi dùng nhân sâm. Thảo dược này không được khuyến khích sử dụng cho nhóm đối tượng sau:
- Người khỏe mạnh
- Phụ nữ có thai
- Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ
- Người đang cho con bú
- Bệnh nhân có vấn đề về huyết áp
- Đối tượng có tiền sử bị bệnh tim mạch
- Bệnh nhân bị tiểu đường đang được điều trị bằng thuốc
- Các trường hợp bị rối loạn chảy máu hoặc có vấn đề về đông máu
- Người đang dùng các thuốc chống loạn thần hoặc thuốc chống đông máu
- Người đang bị rối loạn tiêu hóa: Đau bụng, đầy hơi, tiêu chảy, phân nát lỏng
- Bệnh nhân bị tiểu đường, huyết áp cao, huyết áp thấp nên theo dõi chặt chẽ trong quá trình sử dụng nhân sâm.
-
Nhân sâm uống lúc nào tốt?
Dùng nhân sâm vào buổi tối có thể gây tỉnh táo, hưng phấn thần kinh dẫn đến khó ngủ. Vì vậy bạn chỉ nên uống hoặc ăn sâm vào buổi sáng hoặc buổi trưa.
Thời điểm uống sâm tốt nhất là khi đói bụng. Lúc này dạ dày đang trống rỗng nên sẽ hấp thu được tối đa các chất dinh dưỡng có trong nhân sâm.
Một số lưu ý khác khi sử dụng nhân sâm:
- Tránh lạm dụng quá mức khiến nhân sâm từ vị thuốc đại bổ trở thành thuốc độc gây ra nhiều tác dụng phụ không tốt cho sức khỏe.
- Tham vấn ý kiến thầy thuốc, bác sĩ trước khi dùng để được tư vấn liều lượng phù hợp nhất với thể trạng, tình hình sức khỏe của bạn.
- Cuối cùng bạn nên mua nhân sâm ở những đại lý uy tín để đảm bảo mua được sâm có xuất xứ rõ ràng và có chất lượng tốt.
Xem chi tiết sản phẩm tại :
Nhân sâm có tác dụng gì?
Sở hữu nhiều thành phần dưỡng chất quý, nhân sâm mang đến nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe. Những công dụng của nhân sâm đã được khoa học ghi nhận bao gồm:
- Chống oxy hóa, giảm viêm:
Chiết xuất nhân sân chứa ginsenoside. Hoạt chất này có tác dụng chống oxy hóa, ngăn chặn sự phát triển của gốc tự do trong các tế bào, đồng thời ức chế phản ứng viêm trong cơ thể.
- Cải thiện tâm trạng, trí nhớ:
Thử nghiệm trên động vật cho thấy các thành phần ginsenosides và hợp chất K trong nhân sâm có thể giúp bảo vệ tế bào não khỏi tác hại của các gốc tự do, xoa dịu thần kinh, cải thiện trí nhớ. Đồng thời chúng còn có tác dụng tích cực trong việc cải thiện hành vi và nhận thức của người bị Alzheimer.
- Bổ sung năng lượng cho cơ thể:
Nhân sâm bổ sung nguồn năng lượng dồi dào cho cơ thể, giúp bệnh nhân ốm yếu và những người hoạt động thể chất nhanh chóng phục hồi sức khỏe.
Đặc biệt, một số nghiên cứu cũng tiết lộ nhân sâm có khả năng chống mệt mỏi, cải thiện hệ miễn dịch cho những bệnh nhân bị ung thư.
-
Điều trị bệnh rối loạn cương dương ở nam giới
Nhân sâm, nhất là hồng sâm là vị thuốc được y học cổ truyền sử dụng để điều trị rối loạn cương dương. Một thử nghiệm được tiến hành tại Hàn Quốc vào năm 2002 cho thấy, khoảng 60% nam giới bị rối loạn cương dương sau khi sử dụng dược liệu này đã cải thiện được các triệu chứng rõ rệt. Nó hoạt động bằng cách tăng cường lưu thông máu đến dương vật, qua đó giúp cậu nhỏ cương cứng nhanh hơn và có khả năng chiến đấu bền bỉ hơn.
- Ngăn ngừa và chống lại virus gây cảm cúm
Nghiên cứu trên chuột cho thấy nhân sâm có tác dụng ức chế sự phát triển của virus cúm hợp bào hô hấp (RSV). Chiết xuất của nó giúp các tế bào biểu mô phổi có sức sống mạnh mẽ hơn khi bị nhiễm virus cúm.
- Giảm đường huyết, hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường
Hoạt chất Ginsenosides trong nhân sâm có thể giúp hạ đường huyết bằng cách tác động đến việc sản xuất insulin ở tuyến tụy, đồng thời cải thiện tình trạng kháng isulin, hỗ trợ cải thiện các triệu chứng khó chịu cho bệnh nhân bị tiểu đường.
- Tăng cường hệ miễn dịch
Thử nghiệm trên bệnh nhân bị ung thư dạ dày, nhân sâm giúp cải thiện hệ miễn dịch cho người bệnh sau hóa trị, giảm tác dụng phụ của hóa chất.
Ngoài ra, chiết xuất nhân sâm còn giúp tăng cường hiệu quả của các loại vắc xin ngừa virus cúm.
- Ngăn ngừa ung thư là tác dụng nhân sâm không phải ai cũng biết
Ginsenosides trong nhân sâm vừa có tác dụng chống oxy, duy trì sự khỏe mạnh của các tế bào mà nó còn ngăn chặn sự phát triển của các tế bào bất thường, phòng ngừa ung thư.
- Kích thích lưu thông tuần hoàn máu, cải thiện sinh lý phái mạnh
Các hoạt chất quý trong nhân sâm giúp tăng cường lưu thông máu, ngăn ngừa sự hình thành của các mảng xơ vữa ở động mạch, mang máu đến cơ quan sinh dục nam nhiều hơn. Đàn ông sử dụng nhân sâm thường xuyên sẽ cải thiện được sức khỏe sinh lý và khả năng hoạt động tình dục.
- Cải thiện chất lượng giấc ngủ
Chiết xuất nhân sâm có khả năng xoa dịu trạng thái căng thẳng ở thần kinh, giảm căng thẳng, lo âu. Qua đó hỗ trợ điều trị mất ngủ, giúp cho người sử dụng tìm lại được giấc ngủ ngon và trọn vẹn
- Chống lão hóa, kéo dài tuổi thọ
Dùng nhân sâm trong thời gian dài còn giúp làm chậm tiến trình lão hóa, kéo dài tuổi thọ.
Dùng nhân sâm có tác dụng phụ không?
Với nhiều lợi ích tuyệt vời, nhân sâm được sử dụng rộng rãi trong việc chăm sóc sức khỏe cũng như chữa bệnh. Dù được đánh giá là an toàn đối với hầu hết mọi đối tượng nhưng nếu sử dụng nhân sâm với liều lượng cao kéo dài, bạn có thể gặp một số tác dụng phụ như:
- Rối loạn giấc ngủ
- Đau đầu
- Buồn nôn
- Xảy thai, dị tật thai nhi nếu dùng trong thời gian mang bầu
- Giảm đường huyết mạnh dẫn đến một số triệu chứng bất thường như trống ngực đập nhanh, vã mồ hôi, choáng vàng, đau đầu, giảm thị lực, run rẩy…
- Viêm mạch máu não khi dùng liều cao
- Ức chế đông máu
- Dị ứng với nhân sâm gây ngứa, phát ban, khó thở…
- Tăng huyết áp trong thời gian đầu và hạ áp ở giai đoạn sau khi sử dụng nhân sâm
- Rối loạn chảy máu
- Phù
- Làm giảm hiệu quả của thuốc chống đông máu
- Hồi hộp
- Rối loạn tiêu hóa
- Co giật
- Mê sảng cùng nhiều tác dụng phụ khác
- Sưng vú, chảy máu âm đạo ở phụ nữ
- Ngộ độc nhân sâm
Cần làm gì khi bị ngộ độc hoặc gặp tác dụng phụ khi dùng nhân sâm?
Nếu chỉ bị ngộ độc nhẹ hoặc gặp các phản ứng phụ không quá nghiêm trọng, chỉ cần ngưng dùng nhân sâm là các triệu chứng xấu sẽ từ từ thuyên giảm và biến mất. Bạn có thể nấu nước củ cải hoặc hạt củ cải uống để cơ thể đào thải độc tố nhanh hơn.
Trường hợp nặng, bấm điện thoại gọi ngay đến trung tâm cấp cứu 115 hoặc nhờ người thân đưa đến phòng cấp cứu gần nhất để được nhanh chóng xử lý. Việc chậm trễ có thể khiến tình trạng chuyển biến xấu gây nguy hiểm cho tính mạng.
Những người không nên dùng nhân sâm
Do có nhiều tác dụng phụ tiềm ẩn, bạn nên thận trọng khi dùng nhân sâm. Thảo dược này không được khuyến khích sử dụng cho nhóm đối tượng sau:
- Người khỏe mạnh
- Phụ nữ có thai
- Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ
- Người đang cho con bú
- Bệnh nhân có vấn đề về huyết áp
- Đối tượng có tiền sử bị bệnh tim mạch
- Bệnh nhân bị tiểu đường đang được điều trị bằng thuốc
- Các trường hợp bị rối loạn chảy máu hoặc có vấn đề về đông máu
- Người đang dùng các thuốc chống loạn thần hoặc thuốc chống đông máu
- Người đang bị rối loạn tiêu hóa: Đau bụng, đầy hơi, tiêu chảy, phân nát lỏng
- Bệnh nhân bị tiểu đường, huyết áp cao, huyết áp thấp nên theo dõi chặt chẽ trong quá trình sử dụng nhân sâm.
-
Nhân sâm uống lúc nào tốt?
Dùng nhân sâm vào buổi tối có thể gây tỉnh táo, hưng phấn thần kinh dẫn đến khó ngủ. Vì vậy bạn chỉ nên uống hoặc ăn sâm vào buổi sáng hoặc buổi trưa.
Thời điểm uống sâm tốt nhất là khi đói bụng. Lúc này dạ dày đang trống rỗng nên sẽ hấp thu được tối đa các chất dinh dưỡng có trong nhân sâm.
Một số lưu ý khác khi sử dụng nhân sâm:
- Tránh lạm dụng quá mức khiến nhân sâm từ vị thuốc đại bổ trở thành thuốc độc gây ra nhiều tác dụng phụ không tốt cho sức khỏe.
- Tham vấn ý kiến thầy thuốc, bác sĩ trước khi dùng để được tư vấn liều lượng phù hợp nhất với thể trạng, tình hình sức khỏe của bạn.
- Cuối cùng bạn nên mua nhân sâm ở những đại lý uy tín để đảm bảo mua được sâm có xuất xứ rõ ràng và có chất lượng tốt.